Select language:

Kết quả xây dựng vườn giống loài Dẻ Yên Thế tại Bắc Giang sau 6 năm thực hiện

Thứ ba - 07/11/2017 08:06
Thực hiện dự án: “Phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế giai đoạn 2011 - 2015”, Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động, tiến hành lựa chọn cây trội , nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép, xây dựng trồng vườn giống vô tính để cung cấp cành ghép, mắt ghép cho thị trường cây giống của tỉnh và các tỉnh lân cận.Sau 6 năm thực hiện, loài cây Dẻ Yên Thế tại Bắc Giang đã được lựa chọn cây trội, nhân giống, xây dựng vườn giống vô tính.

Dẻ Yên Thế là loài cây đặc hữu của Việt Nam, không chỉ có giá trị kinh tế cao, đáp ứng một phần nguồn gỗ cho xây dựng, làm đồ gia dụng,... mà hạt dẻ còn là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, có hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng làm thuốc. Cây dẻ có khu vực phân bố rất rộng, tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc, nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh,.... Với những điều kiện thuận lợi như vậy phát nhận giống rộng rãi cây dẻ là một hướng đi đúng đắn để phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho người dân trong khu vực.

Bắc Giang là một trong những khu vực có diện tích dẻ được trồng nhiều nhất. Cây dẻ ở đây đã và đang là cây trồng cho thu nhập đáng kể cho người dân. Bên cạnh đó người dân địa phương đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc nhân giống và gây trồng, đây là một thuận lợi lớn để phát triển nguồn giống Dẻ Yên Thế.

Thực hiện dự án: "Phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế giai đoạn 2011 - 2015", Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã phối hợp Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động, tiến hành lựa chọn cây trội , nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép, xây dựng trồng vườn giống vô tính để cung cấp cành ghép, mắt ghép cho thị trường cây giống của tỉnh và các tỉnh lân cận. Sau 6 năm thực hiện, các kết quả thu được về loài cây Dẻ Yên Thế tại Bắc Giang được tổng hợp như sau:

1. Kết quả lựa chọn cây trội

Kết quả điều tra khảo sát tại tỉnh Bắc Giang cho thấy: Bắc Giang là một trung tâm phân bố của Dẻ Yên Thế. Hầu hết các huyện miền núi của tỉnh đều gặp loài cây ăn quả này. Vùng phân bố tập trung bao gồm: huyện Lục Nam (các xã Trường Sơn, Võ Tranh, Bình Sơn, Nghĩa Phương, Lục Sơn, Huyên Sơn), huyện Lục Ngạn (các xã Tần Mộc, Tân Lập, Nam Dương), huyện Tân Yên (các xã Tân Trung, Nhã Nam, An Dương, Phúc Hòa, Liên Xương), huyện Yên Thế (các xã Tân Tiến, Tam Hiệp). Vùng phân bố ít tập trung bao gồm: huyện Lục Nam (các xã Cường Sơn, Trường Giang, Đông Hưng, Đông Phú, Tam Dị, Bảo Sơn), huyện Lục Ngạn (xã Mỹ An), huyện Sơn Động (các xã Thanh Sơn, Thanh Luân, Tuấn Đạo), huyện Yên Thế (các xã Tiên Thắng, Tam Hiệp, Phôn Xương). Vùng phân bố rải rác gồm các xã miền núi còn lại của huyện Sơn Động, Lục Nam và Yên Thế.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tại huyện Lục Nam, chất lượng hạt dẻ cũng đảm bảo yêu cầu cho mục địch lựa chọn cây trội, trong đó lựa chọn được 9 lâm phần (7 lâm phần tại xã Lục Sơn và 2 lâm phần tại xã Trường Sơn) đủ tiêu chuẩn lựa chọn cây trội. Kết quả lựa chọn cây trội theo tiêu chuẩn ngành 147-2006 (Ban hành theo Quyết định số 4108/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Dự án đã lựa chọn được 40 cây trội ( 12 cây trội tại xã Lục Sơn và 28 cây trội tại xã Trường Sơn) theo Quyết định số 626/QĐ-SNN ngày 06/11/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang (Số hiệu mã nguồn giống từ SM.04.13 đến SM.04.52).

Hình 01: Cây trội Dẻ Yên Thế tại xã Lục Sơn và xã Trường Sơn
(Lục Nam, Bắc Giang)

2. Kết quả nhân giống

Kế thừa nhiều nghiên cứu về nhân giống Dẻ bằng phương pháp ghép, Dự án đã tiến hành nhân giống cây Dẻ bằng phương pháp ghép nêm. Trong đó:

- Gốc ghép. Là cây dẻ Yên Thế được ươm trong bầu dinh dưỡng kích thước (15cm x 20cm), đạt từ 18 tháng tuổi; khỏe mạnh, không sâu bệnh, đường kính gốc ghép từ 0,6 – 1,0cm. Tổng số gốc ghép 8.000 cây, được xếp tại vườn ươm Viện Sinh thái rừng và Môi trường thành 40 khối, cách nhau 50cm và mỗi khối 200 cây.

- Vật liệu ghép(cành ghép):Được lấy từ 40 cây trội đã được công nhận tại xã Lục Sơn và xã Trường Sơn, huyện Lục Nam. Cành ghép lấy ở tầng giữa tán cây trở lên, nằm về hướng Đông và Đông Nam, cành ghép không già và không non (bánh tẻ); đường kính cành ghép đạt từ 0,6 – 1,0 cm. Không lấy cành mang mầm mống sâu bệnh, và cành nằm khuất trong tầng tán. Các cây mẹ được đánh số theo mã nguồn giống, các cành ghép của từng cây được để riêng biệt, sau khi lấy được bảo quản giữ ẩm (cắt bỏ lá, bọc kín bằng vải xô ẩm, để vào thùng xốp). Cành ghép có các mặt ngủ nổi nhưng chưa bật chồi.

Kết quả sau 12 tháng, Dự án đã thu được 4.000 cây ghép đủ tiêu chuẩn trồng rừng, trong đó, trung bình mỗi dòng có 100 cây ghép.(Chứng nhận nguồn gốc lô giống số 299/2015/NGLG – 338/2015/NGLG)

Hình 02: Kết quả nhân giống Dẻ bằng phương pháp ghép nêm tại vườn ươm Viện Sinh thái rừng và Môi trường

3. Kết quả xây dựng vườn giống vô tính

Dự án đã phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động, lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống vô tính, trồng vườn giống vô tính theo thiết kế đã được phê duyệt

Kết quả sau 1 năm trồng, các cây giống trong vườn có sinh trưởng và phát triển tốt, mắt ghép đã phát triển ổn định. Như vậy, kết quả xây dựng bước đầu của Dự án cho thấy, các dòng Dẻ ghép sinh trưởng khá tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng lựa chọn xây dựng vườn giống.

Hình 03: Vườn giống sau 2 năm trồng tại Xã An Lạc, huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Dương

Nguồn tin: Viện Sinh Thái rừng và môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Ban lãnh đạo Viện Sinh thái rừng và Môi trường

Viện trưởng: TS. Lê Sỹ Doanh - Phụ trách chung các công tác trong toàn Viện. - Phân công các Phó Viện trưởng phụ trách một số lĩnh vực công tác. - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các bộ phận trực thuộc Viện. - Chủ trì tổ chức thực hiện các chương...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
Tạp chí NNPTNT
Hình ảnh
Tin xem nhiều
Hướng nghiên cứu trọng điểm:
Hướng nghiên cứu trọng điểm Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Research focus of IFEE):
 
1. Lập Đề án Phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
(Develop a project to promote raw material forests in association with the development of forest product processing industry in Dak Lak province until 2030)  

2. Khảo sát lập địa; thiết kế phục hồi, trồng mới và các giải pháp bảo vệ rừng trồng ven biển cho các xã vùng dự án phục vụ công tác trồng rừng cho 2 năm 2020 - 2021
(Consulting services on site surveying; designing restoration, new planting and solutions for protection of coastal plantation forest for project communes for the afforestation in period 2020-2021)

3.  Rà soát, điều chỉnh giao đất phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La 
(Review and revise red books in Bac Yen, Son La)

4. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên
(Survey, evaluate the current situation and propose a number of solutions to restore and develop the ecosystem of dipterocarp forest in the Central Highlands)
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay5,582
  • Tháng hiện tại85,603
  • Tổng lượt truy cập27,009,925
Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Viện Sinh thái rừng và Môi trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi