Hạng mục |
Nội dung |
|
---|---|---|
Mô hình tại Lâm Bình |
Mô hình tại Na Hang |
|
Địa điểm xây dựng mô hình |
Lô 13, khoảnh 272, Thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang; |
Lô 21, khoảnh 511, Thôn Nà Noong, xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. |
Diện tích |
1,0 ha |
2,0 ha |
Loài cây trồng |
Trám trắng, Trám đen gồm cả cây ghép và cây con từ hạt |
Trám trắng, Trám đen gồm cả cây ghép và cây con từ hạt |
Phương thức trồng |
Trồng trên đất trống |
Trồng dưới tán rừng nghèo kiệt có độ tàn che 0,2 |
Mật độ trồng |
1000 cây/ha bao gồm: - 250 cây Trám trắng ghép - 250 cây Trám trắng từ hạt - 250 cây Trám đen ghép - 250 cây trám đen từ hạt |
1000 cây/ha bao gồm: - 250 cây Trám trắng ghép - 250 cây Trám trắng từ hạt - 250 cây Trám đen ghép - 250 cây trám đen từ hạt |
Phương pháp trồng; mật độ trồng |
- Trồng bằng cây con có bầu - Trồng hỗn loài theo băng với 5 hàng trám trăng xen với 5 hàng trám đen |
- Trồng bằng cây con có bầu - Trồng hỗn loài theo băng với 5 hàng trám trăng xen với 5 hàng trám đen |
Biện pháp xử lý thực bì |
Xử lý thực bì toàn diện |
Xử lý thực bì toàn diện, giữ lại tầng cây gỗ. |
Biện pháp làm đất, bón phân |
Làm đất cục bộ bằng cách đào hố thủ công có kích thước 40 x 40 x 40cm, bón phân chuồng và NPK. |
Làm đất cục bộ bằng cách đào hố thủ công có kích thước 40 x 40 x 40cm, bón phân chuồng và NPK. |
Thời gian trồng |
Tháng 8/2014 |
Tháng 8/2014 |
Tiêu chuẩn cây con mang trồng |
Cây con có bầu (kích thước túi bầu 12x18cm), chiều cao cây ít nhất 0,5 m, có sức sống cao, không sâu bệnh và đã qua đảo bầu trước khi trồng 1 tháng. |
Cây con có bầu (kích thước túi bầu 12x18cm), chiều cao cây ít nhất 0,5 m, có sức sống cao, không sâu bệnh và đã qua đảo bầu trước khi trồng 1 tháng. |
Kỹ thuật trồng |
- Bứng bầu đúng kỹ thuật. - Kiểm tra loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn. - Đặt bầu vào giữa hố (trước khi đặt bầu vào hố phải xé vỏ bầu), đặt bầu và thân thẳng đứng, đường kính cổ rễ cách mặt đất 2-3 cm, lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá mẹ, cỏ dại) cao tới 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu (tránh làm vỡ bầu). Sau đó tiếp tục lấp đất tới đường kính cổ rễ. |
- Bứng bầu đúng kỹ thuật. - Kiểm tra loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn. - Đặt bầu vào giữa hố (trước khi đặt bầu vào hố phải xé vỏ bầu), đặt bầu và thân thẳng đứng, đường kính cổ rễ cách mặt đất 2-3 cm, lấp đất tơi nhỏ (loại bỏ đá mẹ, cỏ dại) cao tới 1/2 đến 2/3 bầu, nén chặt xung quanh bầu (tránh làm vỡ bầu). Sau đó tiếp tục lấp đất tới đường kính cổ rễ. |
Trồng dặm |
- Sau khi trồng rừng được 1-2 tháng phải tiến hành trồng dặm, nếu tỉ lệ cây sống đạt >95% và số cây chết đó phân bố đều thì không phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì vẫn phải trồng dặm. - Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, trồng phải chọn cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với rừng đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ. |
- Sau khi trồng rừng được 1-2 tháng phải tiến hành trồng dặm, nếu tỉ lệ cây sống đạt >95% và số cây chết đó phân bố đều thì không phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì vẫn phải trồng dặm. - Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, trồng phải chọn cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với rừng đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ. |
Chăm sóc mô hình |
Rừng trồng cần chăm sóc liền trong 3 năm đầu (không kể năm trồng), thời gian và kỹ thuật cụ thể như sau: + Năm thứ nhất: Chăm sóc 4 lần vào các tháng 2,5,8,11 trong đó 2 lần xới xáo quanh gốc vào tháng 5,11; 1 lần phát cục bộ quanh gốc đường kính rộng 1m vào tháng 2 và 1 lần phát toàn diện vào tháng 8. + Năm thứ 2,3: Mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10, trong đó 2 lần luỗng phát vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10, 1 lần xới xáo vun gốc vào tháng 10. |
Rừng trồng cần chăm sóc liền trong 3 năm đầu (không kể năm trồng), thời gian và kỹ thuật cụ thể như sau: + Năm thứ nhất: Chăm sóc 4 lần vào các tháng 2,5,8,11 trong đó 2 lần xới xáo quanh gốc vào tháng 5,11; 1 lần phát cục bộ quanh gốc đường kính rộng 1m vào tháng 2 và 1 lần phát những cành nhánh của rừng cũ vào tháng 8. + Năm thứ 2,3: Mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10, trong đó 2 lần luỗng phát vào tháng 2, tháng 6 và tháng 10, 1 lần xới xáo vun gốc kết hợp với phát cành nhánh của rừng cũ để mở sáng cho cây con mới trồng vào tháng 10. |
Phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ mô hình |
- Chăm sóc, bảo vệ rừng đúng kỹ thuật - Phòng trừ sâu hại: Trám trắng và Trám đen thường bị sâu vòi voi xanh phá hại (cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành). Khi phát hiện có sâu hại cần áp dụng các biện pháp phòng trừ sau đây: + Ngắt những lá Trám, búp Trám đã bị sâu trưởng thánh phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu non. + Dùng đèn bẫy sâu trưởng thành vào buổi tối. + Rung từng cây Trám để sâu trưởng thành rơi và giết. + Dùng Wofatox nồng độ 0,2-0,5% phun đều vào ngọn và lá những cây có sâu hại. - Bảo vệ mô hình: Mô hình phải được bảo vệ tốt ngay từ khi bắt đầu xây dựng. Công tác bảo vệ chủ yếu phòng tránh sự phá hoại của trâu bò và các loài gia súc khác, đồng thời bảo vệ đề phòng sự chặt phá hay bẻ gãy cây con của trẻ nhỏ, người thiếu ý thức. Bên cạnh đó cũng phải đề phòng cháy rừng khi lớp thảm tươi cây bụi bị khô héo trong mùa khô hanh kéo dài. |
- Kết quả thực hiện mô hình trong 2 năm (từ năm2014 đến năm 2016) đã đánh giá được những đặc điểm lập địa nơi xây dựng mô hình như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng.
- Đã đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong mô hình về quy mô diện tích, tỷ lệ sống của cây trồng và sinh trưởng của cây trồng trong mô hình.
- Đề xuất hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật và các giải pháp phát triển sinh kế bằng các loài cây đặc sản rừng phù hợp với địa phương về kỹ thuật gây trồng một số loài cây đặc sản rừng được lựa chọn như: kỹ thuật trồng Trám đen, Trám trắng, kỹ thuật trồng Sấu ghép.
- Đề xuấtđược các giải pháp phát triển sinh kế bằng các loài cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế như: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về quản lý, tổ chức, giải pháp về thị trường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
DANH MỤC ẤN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2017 TT Tên ấn phẩm Loại ấn phẩm Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng công trình) 1 Phạm Văn Duẩn, Trần Quang Bảo, Vũ Thị Thìn. Mô hình xác định trữ lượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh từ ảnh vệ tinh...
Hình ảnh Khóa tập huấn kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp