Select language:

Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ ba - 23/04/2019 07:53
Để nâng cao khả năng quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên sinh vật trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã phố hợp với Viện Sinh thái rừng và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khu hệ động, thực vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng. Việc quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật là hết sức cần thiết nhằm quản lý, bảo tồn và khai thác những giá trị một cách bền vững và có chiến lược.Tuy nhiên, khả năng quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu (CSDL) tài nguyên sinh vật còn hạn chế do việc đào tạo chưa theo một hệ thống logic, chưa có cán bộ đào tạo chuyên sâu về CNTT quản lý CSDL về tài nguyên sinh vật mà đa số là cán bộ kiêm nhiệm, trình độ quản lý chưa cao. Mặc dù đã bắt đầu có sự quan tâm nhưng thực tế là nguồn kinh phí để thực hiện còn rất hạn hẹp, chưa có mục chi cố định của ngân sách địa phương cho hoạt động này. Nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật nói chung và quản lý dữ liệu về tài nguyên sinh vật nói riêng chưa đủ. Các CSDL do các cơ quan trong nước xây dựng thì kinh phí và thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu.

Do công tác quản lý CSDL về tài nguyên sinh vật còn mới nên hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng ở các địa phương còn sơ sài, không phù hợp với yêu cầu. Cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thống ở các cơ quan đơn vị chưa được điều phối sử dụng cho CSDL về tài nguyên sinh vật hiện có. CSDL được xây dựng chưa tính đến việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng và sự duy trì lâu bền.

Với thực trạng đó Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã xây dựng và thiết kế nhiệm vụ "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội".Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam là đơn vị đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực chuyên môn, tài chính để thực hiện nhiệm vụ này.Nhiệm vụ: "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội" được Viện Sinh thái rừng và Môi trường phố hợp với Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thực hiện từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2018 với các mục tiêu(i) – Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội dưới dạng số với việc ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến; (ii) – Phát triển được Website quản lý trực tuyến hệ thống cơ sở dữ liệu này đáp ứng tốt các mục tiêu: duy trì sử dụng lâu dài, khai thác sử dụng dễ dàng, cho phép nâng cấp và mở rộng cơ sở dữ liệu theo thời gian một cách đơn giản và thuận tiện.

Qua điều tra và tổng hợp, thu thập thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu, cho thấy nguồn tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội có mức độ đa dạng sinh học cao. Kết quả nghiên cứu, điều tra hiện trường và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố đã cho phép nhóm thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công hệ thống Cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội với số lượng 2.398 loài động, thực vật khác nhau thuộc 8 ngành, 16 lớp, 107 bộ và 340 họ. Toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu này được quản lý và cho phép người dùng khai thác sử dụng thông qua Website của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, với địa chỉ:kiemlamhanoi.ifee.edu.vn(click chọn mục: Phòng Bảo tồn hoặc truy cập trực tiếp theo địa chỉ:hfcd.ifee.edu.vn).

Nghiên cứu này, cũng cho thấy các hệ sinh thái rừng của thành phố Hà Nội hiện đang phân bố trên địa bàn 7 huyện, thị xã; tuy nhiên diện tích được bảo vệ nghiêm ngặt và có hiệu quả nhất là tại Vườn quốc gia Ba Vì, Rừng thực nghiệm núi Luốt thuộc trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khu rừng đặc dụng ở Hương Sơn và Sóc Sơn.Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích và thống kê cho thấy:

1. Thực vật rừng của thành phố Hà Nội gồm 1.659 loài thuộc 6 ngành, 11 lớp , 66 bộ và 196 họ. Trong đó, đa số thuộc thực vật hạt kín với 93,31 %, với những ngành còn lại thì ngành dương xỉ với 5,31 %, ngành Hạt trần, Dây gắm, Tuế, Thông đất chiếm chưa tới 1 % lần lượt là 0,9 %, 0,18%, 0,12%, 0,36%.

2. Động vật rừng thành phố Hà Nội bao gồm tổng số 739 loài thuộc 2 ngành (động vât có xương sống, chân khớp), với 5 lớp, 41 bộ, và 144 họ. Ngành động vật có xương sống chiếm đa số với 464 loài, chiếm 62,8% tổng số loài thuộc 4 lớp (lưỡng cư, bò sát, chim, thú). Ngành chân khớp với 275 loài, chiếm 37,2% tổng số loài, tất cả đều thuộc lớp côn trùng. Vì vậy lớp côn trùng vẫn là lớp đa dạng nhất so với 4 lớp còn lại của ngành động vật có xương sống.

Một số hình ảnh thực hiện:

- Điều tra thực địa:

Nguồn ảnh: Viện Sinh Thái rừng và Môi trường

Rừng Keo chụp tại VQG Ba Vì, Rừng Thông chụp tại BQLR Sóc Sơn

Nguồn ảnh: Viện Sinh Thái rừng và Môi trường

Cây Sảng nhung(Sterculia lanceolate)chụp tại huyện Mỹ Đức

Nguồn ảnh: Viện Sinh Thái rừng và Môi trường

Rắn hổ mang(Naja atra)và Cóc nhà(Bufo malanoitictus)

- Hệ thống CSDL tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội:

Giao diện Website quản lý hệ thống CSDL tài nguyên sinh vật rừng thành phố Hà Nội

CSDL về động vật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội

CSDL về thựcvật rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một số công cụ quản lý chung CSDL tài nguyên sinh vật rừng

- Bộ Atlas:

Mẫu Atlas về Bản đồ các hệ sinh thái rừng

Mẫu Atlas về Động vật rừng quý hiếm

Mẫu Atlas về thựcvật rừng quý hiếm

- Hội thảo:

Nguồn tin: Viện Sinh Thái rừng và môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Rừng giống chuyển hóa Táo mèo (Sơn tra)

Cho đến nay các công trình nghiên cứu về Táo mèo chủ yếu là mô tả hình thái, phân bố, đặc tính sinh thái. Các kết quả còn rất ít, mới chỉ tập trung nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thuần tuý, các công trình nghiên cứu về chọn giống và kỹ thuật gây trồng, đặc biệt là các biện pháp...

Tạp chí NNPTNT
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
Hình ảnh
Tin xem nhiều
Hướng nghiên cứu trọng điểm:
Hướng nghiên cứu trọng điểm Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Research focus of IFEE):
 
1. Lập Đề án Phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
(Develop a project to promote raw material forests in association with the development of forest product processing industry in Dak Lak province until 2030)  

2. Khảo sát lập địa; thiết kế phục hồi, trồng mới và các giải pháp bảo vệ rừng trồng ven biển cho các xã vùng dự án phục vụ công tác trồng rừng cho 2 năm 2020 - 2021
(Consulting services on site surveying; designing restoration, new planting and solutions for protection of coastal plantation forest for project communes for the afforestation in period 2020-2021)

3.  Rà soát, điều chỉnh giao đất phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La 
(Review and revise red books in Bac Yen, Son La)

4. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên
(Survey, evaluate the current situation and propose a number of solutions to restore and develop the ecosystem of dipterocarp forest in the Central Highlands)
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay5,700
  • Tháng hiện tại85,721
  • Tổng lượt truy cập27,010,043
Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Viện Sinh thái rừng và Môi trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi