Select language:

Giới thiệu Sổ tay Phân tích không gian trong Lập kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh

Thứ bảy - 21/04/2018 21:43
Cuốn sách này là sản phẩm của sự hợp tác giữa Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II và Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE) – Trường Đại học Lâm nghiệp (VNUF). Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II của được khởi động từ năm 2013 và được xây dựng dựa trên những thành tựu chính từ giai đoạn I (2009 – 2012). Chương trình được thiết kế nhằm giảm phát thải từ giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững (REDD+) cho 6 tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau nhằm làm việc với chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân với mục tiêu “tăng cường khả năng của Việt Nam hưởng lợi từ các khoản thanh toán dựa trên kết quả trong tương lai của REDD+ và thực hiện những thay đổi căn bản trong lĩnh vực lâm nghiệp”.
Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ (Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 05/04/2017) nêu rõ các tỉnh phải xây dựng Kế hoạch Hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP). Việc ứng dụng phân tích không gian trong quá trình xây dựng PRAP đã được triển khai và áp dụng trong thời gian qua nhằm hỗ trợ xây dựng một bản kế hoạch trong đó xác định chiến lược thực hiện REDD+ của tỉnh có xem xét đến các điều kiện thực tế của địa phương. Cuốn sách này hướng dẫn cách sử dụng phân tích không gian để hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh dựa trên những kinh nghiệm khi xây dựng PRAP cho các tỉnh ở Việt Nam trong thời gian qua.
Cuốn sách được trình bày bằng cả tiếng việt và tiếng anh bao gồm 8 chương:
- Chương 1. Giới thiệu chung: Phần này cung cấp thông tin tổng quan về phân tích không gian, phương pháp tiếp cận và các giai đoạn chính của quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAPs)
- Chương 2. Thiết kế quy trình phân tích không gian: Thiết kế quy trình phân tích không gian là xác định các bước công việc và phương pháp hay kỹ thuật thực hiện các bước công việc đó được sắp xếp theo trình tự logic nhất định nhằm mang lại hiệu quả về thời gian và sự chính xác của kết quả đầu ra.
- Chương 3. Chuẩn bị và thu thập tài liệu: Phần này trình bày nội dung của quá trình thu thập, chuẩn bị các loại dữ liệu có liên quan được sử dụng trong quá trình phân tích không gian phục vụ xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh.
- Chương 4. Thành lập các bản đồ chuyên đề đơn giản: Phần này trình bày về cấu trúc của bản đồ chuyên đề và các bước để xây dựng bản đồ chuyên đề trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động REDD+.
- Chương 5. Phân tích thay đổi độ che phủ rừng, nguyên nhân và rào cản: Phần này trình bày tổng quan về thay đổi độ che phủ rừng cách phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và những rào cản trong các hoạt động “+” trong REDD+;
lập bản đồ có sự tham gia và kỹ thuật phân tích biến động tài nguyên rừng.
- Chương 6. Lập bản đồ khu vực ưu tiên thực hiện các biện pháp can thiệp REDD+: Phần này trình bày phương pháp xây dựng bản đồ khu vực ưu tiên thực hiện các biện pháp can thiệp trong kế hoạch hành động REDD+.
- Chương 7. Xác định và thiết kế các biện pháp can thiệp: Phần này trình bày nội dung xác định và thiết kế các biện pháp can thiệp trong kế hoạch hành động REDD+.
- Chương 8. Xác minh thực địa và đánh giá kết quả: Phần này trình bày kỹ thuật và phương pháp xác minh thực địa và đánh giá kết quả xác định các biện pháp can thiệp trong kế hoạch hành động REDD+.
Viện Sinh thái rừng và Môi trường xin giới thiệu đến quý độc giả toàn văn (tiếng việt và tiếng anh) nội dung của cuốn sách theo địa chỉ:
Bản Tiếng Việt: Handbook_Spatial Analysis_VN.pdf
Bản Tiếng Anh: Handbook_Spatial Analysis_EN.pdf
Bản quyền cuốn sách thuộc về: Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
Mọi bài viết sử dụngnội dung trongcuốn sách vui lòng trích dẫn nguồn:

Bao, T.Q., Khang, L.N, Doi B.T., Doanh, L.S., Thi, N.V., Huy, N.Q., Kim Oanh, V.T., Hoa,L.S., Phuong, N.T., Hieu, N.Q. (2017) Phân tích không gian trong lập kế hoạch hànhđộng redd+ cấp tỉnh. Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II, Hà Nội.

Mọi ý kiến đóng góp hay bình luận về tài liệu này, xin mời liên lạc qua ông Nguyễn Thanh Phương theo địa chỉ email: Phuong.Nguyen@unep.org hoặc ông Lã Nguyên Khang, theo địa chỉ email: languyenkhang@ifee.edu.vn

Tác giả: TS. Lã Nguyên Khang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Phần mềm VmapperG

Phần mềmVmapperG được thiết kế để tích hợp với phần mềm Mapinfo với các chức năng nổi bật sau: - Tô màu bản đồ - Tách bản đồ - Ghép bản đồ - Tạo lưới - Điền số hiệu lô - Tạo nhãn - Trích lược bản đồ Phần mềm có hướng dẫn chi tiết và các dòng lệnh đều bằng...

Tạp chí NNPTNT
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
Hình ảnh
Tin xem nhiều
Hướng nghiên cứu trọng điểm:
Hướng nghiên cứu trọng điểm Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Research focus of IFEE):
 
1. Lập Đề án Phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
(Develop a project to promote raw material forests in association with the development of forest product processing industry in Dak Lak province until 2030)  

2. Khảo sát lập địa; thiết kế phục hồi, trồng mới và các giải pháp bảo vệ rừng trồng ven biển cho các xã vùng dự án phục vụ công tác trồng rừng cho 2 năm 2020 - 2021
(Consulting services on site surveying; designing restoration, new planting and solutions for protection of coastal plantation forest for project communes for the afforestation in period 2020-2021)

3.  Rà soát, điều chỉnh giao đất phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La 
(Review and revise red books in Bac Yen, Son La)

4. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên
(Survey, evaluate the current situation and propose a number of solutions to restore and develop the ecosystem of dipterocarp forest in the Central Highlands)
Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay5,660
  • Tháng hiện tại85,681
  • Tổng lượt truy cập27,010,003
Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Viện Sinh thái rừng và Môi trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi