Select language:

Báo cáo tham luận Dự án “Phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế giai đoạn 2011 – 2020”

Thứ ba - 19/03/2019 14:26
Viện Sinh thái rừng và môi trường là đơn vị thực hiện Dự án “Phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế giai đoạn 2011 – 2020”. Nhiệm vụ được thực hiện với mục tiêu lựa chọn và xây dựng hệ thống nguồn giống cung cấp cho thị trường với các loài cây đặc sản.

Dự án "Phát triển giống cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế giai đoạn 2011 – 2020" do Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp làm chủ đầu tư, được thực hiện với mục tiêu lựa chọn và xây dựng hệ thống nguồn giống cung cấp cho thị trường với các loài cây đặc sản như Quế, Táo mèo (Sơn tra), Thông nhựa, Dẻ Yên Thế, Ươi, Hồ đào, Đỗ trọng, … Đến nay, dự án đã đạt được một số kết quả sau:

1. Bình tuyển và công nhận cây trội

Các cây trội trong dự án được lựa chọn theo tiêu chuẩn ngành 04TCN 147-2006, theo sản phẩm mục tiêu khác nhau, đảm bảo các chỉ tiêu quan tâm có độ vượt từ 30 - 40% so với năng suất bình quân của quần thể hoặc đám rừng có cây phân bố; cây có các đặc điểm về hình thái đủ tiêu chuẩn, đạt từ 90 điểm trở lên. Cụ thể, các loài cây lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất hạt là Hồ đào (Hà Giang), Dẻ Yên Thế (Bắc Giang), Ươi (Đồng Nai); năng suất quả là Táo mèo (Sơn tra) (Yên Bái và Lai Châu); năng suất vỏ là Quế (Yên Bái), Đỗ trọng (Lai Châu) và năng suất nhựa là Thông nhựa (Nghệ An).Một số hình ảnh về cây trội và chứng chỉ công nhận nguồn giống.

Hình ảnh và chứng chỉ cây trội Thông nhựa Hình ảnh và chứng chỉ cây trội Ươi

2.Chuyển hóa rừng giống

Kết quả năm 2015, Dự án đã chuyển hóa và được công nhận nguồn giống cho 13 ha rừng giống chuyển hóa, trong đó (Quế: 4 ha, Táo mèo: 5 ha tại tỉnh Yên Bái và Thông nhựa 4 ha tại tỉnh Nghệ An), ba rừng giống chuyển hóa với diện tích khá lớn, ra hoa kết trái ổn định, hàng năm cung cấp hạt giống chất lượng cao cho trồng rừng của tỉnh và các địa phương lân cận khoảng 9.000 kg, từ đó sản xuất được khoảng 19 triệu cây giống tốt, đáp ứng được khoảng 14.000 ha rừng trồng mới.Một số hình ảnh về rừng giống chuyển hóa.

Rừng giống và chứng chỉ công nhận rừng giống chuyển hóa loài Táo mèo

3.Xây dựng rừng giống

Các rừng giống được xây dựng theo quy phạm ngành 15-93 QPN, hồ sơ thiết kế theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 128-2006. Viện Sinh thái rừng và Môi trường đã hợp tác với 03 BQLRPH tại tỉnh Lai Châu và 01 VQG tại tỉnh Đồng Nai xây dựng được 04 rừng giống tại hai tỉnh Lai Châu và Bình Phước, mặc dù không được quản lý chặt chẽ đến từng gia đình như đối với vườn giống, nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, lao động của Viện Sinh thái rừng và Môi trường cũng như sự hỗ trợ của các BQLRPH, VQG, UBND các xã có mô hình, các rừng giống đều sinh trường rất tốt, mật độ đảm bảo, được theo dõi sinh trưởng hàng năm và được quản lý theo thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT (trước là quyết định 06/2005/QĐ-BNN, quyết định 59/2007/QĐ-BNN và Thông tư 69/2011/TT-BNNPTNT).Một số hình ảnh rừng giống trồng năm 2015.

Rừng giống Quế (Tân Uyên – Lai Châu) Rừng giống Quế (Than Uyên – Lai Châu)

(ảnh chụp năm 2018) (ảnh chụp năm 2018)

Rừng giống Táo mèo (Sìn Hồ - Lai Châu) Vườn giống Ươi (Bù Đăng – Bình Phước)

(ảnh chụp năm 2018) (ảnh chụp năm 2018)

4.Xây dựng vườn giống

Năm 2015, Dự án đã xây dựng được 10 ha vườn giống trong đó 02 vườn giống hữu tính: Thông nhựa (04 ha) tại Nghệ An, Quế (04 ha) tại Yên Bái và vườn giống vô tính Dẻ Yên Thế (02 ha) tại Bắc Giang. Các vườn giống này, được xây dựng từ các gia đình cây trội, các dòng vô tính theo sơ đồ cố định được thiết kế và phê duyệt.Một số hình ảnh vườn giống.

Vườn giống hữu tính Quế tại Yên Bái (trồng năm 2015, ảnh chụp năm 2018)

5.Xây dựng vườn sưu tập cây đặc sản rừng

Để bảo tồn nguồn gen quý của các loài cây đặc sản rừng, năm 2015 dự án đã xây dựng 02 vườn sưu tập cây đặc sản rừng, 01 vườn tại BQLRPH Tam Đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và 01 vườn tại cơ sở I Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội, các loài cây trong vườn được trồng thành từng khối, mỗi vườn có trên 15 loài cây, các loài cây này đều là những cây đặc sản đại diện cho vùng sinh thái nơi đặt vườn sưu tập, cây trồng sinh trưởng tốt và được quản lý và theo dõi sinh trưởng hàng năm.Một số hình ảnh vườn sưu tập cây đặc sản rừng trồng năm 2015.

Vườn sưu tập tại Tam Đường – Lai Châu (ảnh chụp năm 2018)

Vườn sưu tập tại Chương Mỹ - Hà Nội (ảnh chụp năm 2018)

6.Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật

Dự án đã tổ chức được 06 lớp tập huấn về kỹ thuật chọn giống, nhân giống, xây dựng rừng giống và chuyển hóa rừng giống tại các địa phương là nơi tổ chức triển khai thực hiện dự án, mỗi lớp có số lượng học viên từ 35 đến 50 người, các học viên được trang bị những kiến thức, nguyên lý cơ bản trong chọn giống, nhân giống, xây dựng vườn – rừng giống, chuyển hóa rừng giống, được thực hành, với sự hướng dẫn tận tình của những chuyên gia hàng đầu về giống lâm nghiệp của Việt Nam, sau khóa học 100% học viên có thể chiết, ghép...và nắm chắc kỹ thuật về chọn giống, xây dựng rừng giống... Các học viên là cán bộ kỹ thuật của các BQLRPH, CTy Lâm nghiệp, phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ trạm khuyến nông huyện và cán bộ phụ trách nông lâm các xã nơi dự án xây dựng các vườn giống, rừng giống và vườn sưu tập.Một số hình ảnh về các lớp tập huấn.

7.Xây dựng cơ bản

Dự án cũng đã xây dựng 02 nhà màng nông nghiệp và nhà bảo vệ tại xã Thanh Mỹ, TX. Sơn Tây, TP. Hà Nội (Cơ sở I trường Đại học Lâm nghiệp) và tại TT. Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Cơ sở II trường Đại học Lâm nghiệp).Một số hình ảnh về nhà màng nông nghiệp.

Tác giả: PTH

Nguồn tin: Viện Sinh Thái rừng và môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Ấn phẩm KHCN 2019

DANH MỤC ẤN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2019 TT Tên ấn phẩm Loại ấn phẩm Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng công trình) 1 Lê Sỹ Doanh, Nguyễn Thị Mai Dương,...

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp.
Tạp chí NNPTNT
Hình ảnh
Tin xem nhiều
Hướng nghiên cứu trọng điểm:
Hướng nghiên cứu trọng điểm Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Research focus of IFEE):
 
1. Lập Đề án Phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030
(Develop a project to promote raw material forests in association with the development of forest product processing industry in Dak Lak province until 2030)  

2. Khảo sát lập địa; thiết kế phục hồi, trồng mới và các giải pháp bảo vệ rừng trồng ven biển cho các xã vùng dự án phục vụ công tác trồng rừng cho 2 năm 2020 - 2021
(Consulting services on site surveying; designing restoration, new planting and solutions for protection of coastal plantation forest for project communes for the afforestation in period 2020-2021)

3.  Rà soát, điều chỉnh giao đất phục vụ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn 05 xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La 
(Review and revise red books in Bac Yen, Son La)

4. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp khôi phục, phát triển hệ sinh thái rừng khộp ở Tây Nguyên
(Survey, evaluate the current situation and propose a number of solutions to restore and develop the ecosystem of dipterocarp forest in the Central Highlands)
Thống kê
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay5,818
  • Tháng hiện tại85,839
  • Tổng lượt truy cập27,010,161
Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về Viện Sinh thái rừng và Môi trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi