THÔNG TIN NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
Ngày 14/3/2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Tiểu ban chuyên ngành thuộc Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh"Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao làm cơ sở đề xuất mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình nông thôn tại hai huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang". Đề tài do Viện Sinh thái rừng và Môi trường chủ trì.
Tiểu ban chuyên ngành đánh giá nghiệm thu gồm các ông/bà sau:
STT |
Họ và tên Thành viên Tiểu ban |
Chức trách trong Tiểu ban |
Chức vụ/Đơn vị công tác |
1 |
Đỗ Hồng Thanh |
Trưởng tiểu ban |
Giám đốc Sở KHCN; Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh Tuyên Quang |
2 |
Nguyễn Công Nông |
Phó trưởng tiểu ban |
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT |
3 |
Nguyễn Lệ Hường |
Uỷ viên, thư ký |
Trưởng phòng QLKH – Sở KHCN tỉnh Tuyên Quang |
4 |
Lê Thị Hà |
Phản biện1 |
Trưởng phòng Sử dụng rừng |
5 |
Phạm Thị Lành |
Phản biện 2 |
Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng – Sở KHCN tỉnh Tuyên Quang |
6 |
Nguyễn Văn Xi |
Uỷ viên |
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Tuyên Quang |
7 |
Nguyễn Thị Mến |
Uỷ viên |
Trưởng Phòng Nông nghiệp |
8 |
Nguyễn Văn Sình |
Uỷ viên |
Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình |
9 |
Hoàng Thị Dung |
Uỷ viên |
Phó Trưởng Phòng tài chính ngân sách |
TS. Đỗ Hồng Thanh – Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh; Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học tỉnh Tuyên Quang; Trưởng tiểu ban chuyên ngành đánh giá cấp tỉnh
Đề tài do Viện Sinh thái rừng và Môi trường chủ trì thực hiện. TS Lã Nguyên Khang, Trưởng Bộ môn công nghệ môi trường làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2017.
TS. Lã Nguyên Khang, Chủ nhiệm đề tài trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài
Tại buổi đánh giá, nghiệm thu các thành viên của Tiểu ban chuyên ngành đánh giá đây là một công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu về các giải pháp phát triển sinh kế cho người dân bằng 3 loại cây đặc sản rừng có giá trị kinh tế cao là cây trám đen, cây trám trắng và cây sấu.
Qua 3 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được 2 mô hình trồng thử nghiệm ở hai huyện Na Hang và Lâm Bình với tổng diện tích là 3,5 ha. Với nội dung lồng ghép thành công mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. Đề tài đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về quản lý và bảo vệ rừng; mở ra hướng phát triển mới, bền vững mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường.
Với những kết quả đạt được, đề tài được Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh, Tiểu ban chuyên ngành đánh giá xếp loại xuất sắc.
Nguồn tin: Viện Sinh Thái rừng và môi trường
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Theo quyết định số 153/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã nêu rõ các công việc cụ thể cần thực hiện trong giai đoạn 2010-2020, trong đó có việc điều tra bổ sung, tuyển chọn các lâm phần tự nhiên, rừng trồng tốt để tác động, chuyển...
Hình ảnh Khóa tập huấn kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp